VI/Prabhupada 0137 - Mục đích của cuộc sống là gì? Thượng Đế là ai?



Lecture on BG 7.4 -- Nairobi, October 31, 1975

Harikeśa: "Bản dịch: Thổ, thủy, hỏa, khí, không trung, trí tuệ, lý trí và ngụy ngã – tất cả tám yếu tố này đều là những năng lượng vật chất riêng biệt của Ta."

Prabhupāda:

bhūmir āpo 'nalo vayuḥ
khaṁ mano buddhir eva ca
ahaṅkāra itīyaṁ me
bhinnā prakṛtir aṣṭadhā
(BG 7.4)

Kṛṣṇa tự mình giải thích. Đức Thượng Đế tự mình giải thích Thượng Đế là gì. Đó là trí thức thực sự. Chúng ta không thể nào tự nghiên cứu về Đức Thượng Đế được. Ngài là vô hạn. Chúng ta không thể nào hiểu được. Lúc bắt đầu Kṛṣṇa phán rằng: asaṁśayaṁ samagraṁ māṁ yathā jñāsyasi tac chṛṇu (BG 7.1). Samagram. Samagra nghĩa là hoàn toàn. Bất cứ môn học gì của sự học tập, tổng số cuối cùng là một. Đức Thượng Đế là tổng số của toàn bộ. Cho nên Ngài tự bắt đầu giải thích.

Trước hết, chúng ta chẳng có thông tin về Đức Thượng Đế – nhưng thực tế ra chúng ta thấy được đất đai của Ngài, một vùng nước mênh mông, bầu trời rộng bao la, và sau cùng hoả hoạn. Rất nhiều điều vật chất. Lý trí cũng là một điều vật chất. Tiếp sau là bản ngã. Tất cả mọi người đều tưởng rằng: "Tôi là như vậy, như đó..." Kartāham iti manyate. Ahaṅkāra-vimūḍhātmā. Bản ngã này là ngụy ngã. Nhưng ở đó cũng có bản ngã thanh khiết – gọi là ahaṁ brahmāsmi (Ta là tinh thần). Hướng ngược nhau, ngụy ngã nghĩ rằng: "Ta là người Ấn Độ", "Ta là người Mỹ", "Ta là người Châu phi", "Ta là người brāhmaṇa", "Ta là người kṣatriya", "Ta là người này". Đó là ngụy ngã – gọi là ahaṅkāra. Lúc nào chúng ta cũng bị bao quanh bởi điều này.

Đó là bắt đầu của triết lý sống của mình: Ở đâu đất đai này đến? Ở đâu nước đến? Ở đâu lửa đến? Đó là câu hỏi dĩ nhiên. Ở đâu bầu trời đến? Thế nào hàng triệu ngôi sao được đặt ở một ví trí cụ thể nào đó? Đó là câu hỏi của người thông minh. Đó là bắt đầu của cuộc sống triết học. Bởi vậy những người nào ngẫm nghĩ, họ sẽ từ từ cố gắng hiểu được Đấng Tối Cao, Kṛṣṇa.

Kṛṣṇa đã có ở đây và tự giải thích: "Ta là như vậy." Nhưng đáng tiếc, chúng ta không sẽ hiểu Kṛṣṇa được vì chúng ta vẫn nghiên cứu về Ngài. Đây là bệnh tật của mình. Kṛṣṇa đã tự giải thích; Đức Thượng Đế đã tự giải thích. Nhưng chúng ta vẫn không thừa nhận điều này. Chúng ta luôn luôn từ chối Ngài hoặc là tưởng Ngài không có đầu và chân, v.v. Đây là bệnh tật của mình. Trong câu trước Ngài phán rằng:

manuṣyāṇāṁ sahasreṣu
kaścid yatati siddhaye
yatatām api siddhānāṁ
kaścin māṁ vetti tattvataḥ
(BG 7.3)

Trong số hàng ngàn người, chỉ một ít người sẽ hiểu được: "Mục đích của cuộc sống là gì? Thượng Đế là ai? Giao thiệp của ta với Ngài nhìn ra sao?" Nhưng không có ai quan tâm quá. Giống như... Sa eva go-kharaḥ (SB 10.84.13). Tất cả mọi người đồng nhất mình với cơ thể vật chất giống mèo và chó. Đó là luôn luôn hoàn cảnh vật chất. Nhưng trong số hàng ngàn người, manuṣyāṇāṁ sahasreṣu, chỉ một người có thể hiểu làm sao cuộc sống sẽ hoàn toàn. Và trong số sự hoàn thành này...

Sự hoàn thành có nghĩa là hiểu biết về địa vị thể chất của mình – chúng ta không phải cơ thể vật chất này; chúng ta là linh hồn tinh thần, Brahman. Điều này là hoàn toàn, sự hiểu biết hoàn toàn – brahma-jñāna.