VI/Prabhupada 1068 - Có ba loại hoạt động phù hợp tùy theo ba thuộc tính khác nhau của thiên nhiên



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Đấng Tối Cao là pūrṇam, đấng tận thiện tận mỹ và Ngài không thể bị trở thành đối tượng tác động của các quy luật của thiên nhiên vật chất. Bởi thế con người cần đủ sáng suốt hiểu rằng Đấng Tối Cao là vị chủ nhân duy nhất của vạn vật trong vũ trụ. Điều này có giải thích trong Bhagavad-gītā:

ahaṁ sarvasya prabhavo
mattaḥ sarvaṁ pravartate
iti matvā bhajante māṁ
budhā bhāva-samanvitāḥ
(BG 10.8)

Ngài là Đấng Tối Cao khởi thủy, là đấng sinh thành của Thần Brahmā. Điều này cũng có giải thích trong đây. Ngài là đấng sinh thành của Thần Brahmā. Ở chương mười một, Đấng Tối Cao được gọi là prapitāmaha (BG 11.39) bởi vì Brahmā được gọi là pitāmaha, tổ phụ, còn Đức Thượng Đế là đấng sinh tạo của tổ phụ. Bởi thế chẳng ai được tuyên bố rằng anh ta là chủ nhân của bất cứ thứ gì; con người chỉ được tiếp nhận những thứ Thượng Đế ban cho để duy trì cuộc sống của anh ta mà thôi. Có nhiều ví dụ chỉ chúng ta thấy cách cần sử dụng những thứ Thượng Đế ban cho chúng ta. Điều này cũng được giải thích trong Bhagavad-gītā. Lúc đầu Arjuna quyết định là chàng sẽ không tham chiến trong trận Kurukṣetra. Đó là quyết định riêng của chàng. Arjuna thưa với Đấng Tối Cao rằng chàng không thể tận hưởng vương quốc sau khi giết thân quyến của mình. Quyết định này được dựa trên cơ sở quan niệm nhục thể, chàng nghĩ rằng thân xác chàng chính là chàng và rằng thân xác của những người thân là anh em của chàng, là các cháu, là những người anh em rể và v.v... của chàng. Do đó, chàng muốn thỏa mãn những đòi hỏi của thân xác mình. Đấng Tối Cao phán dạy Bhagavad-gītā chính là để sửa đổi quan điểm này và cuối cùng, khi quyết định chiến đấu dưới sự chỉ bảo của Đấng Tối Cao, Arjuna thưa: kariṣye vacanaṁ tava (BG 18.73).

Con người sống ở trên đời này không phả là để sinh sự, cãi cọ như mèo và chó. Anh ta cần có đủ sáng suốt để hiểu tầm quan trọng của kiếp người và không xử sự như súc sinh tầm thường. Con người cần hiểu rõ mục đích của cuộc đời mình và lời chỉ bảo này được nêu trong toàn bộ các tác phẩm Veda mà cốt lõi của nó được thâu tóm trong Bhagavad-gītā. Kinh sách Veda dành cho con người chứ không phải là cho loài vật. Giống vật này có thể giết giống vật khác mà không hề bị coi là phạm tội, còn nếu con người sát sinh để làm thỏa mãn những nhu cầu bất khả kháng của mình thì anh ta phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm luật lệ thiên nhiên. Bhagavad-gītā giải thích rõ rằng có ba loại hoạt động phù hợp với ba thuộc tính khác nhau của thiên nhiên là: hoạt động trong hiền tính, hoạt động trong dục tính, hoạt động trong vô minh tính. Tương tự như vậy, có ba loại thức ăn là: thức thuộc hiền tính, thuộc dục tính và vô minh tính. Tất cả những điều này được mô tả rõ ràng và nếu chúng ta vận dụng một cách thích đáng những lời chỉ giáo của Bhagavad-gītā, thì cuộc đời chúng ta sẽ được thanh tẩy và cuối cùng, chúng ta sẽ có thể về nơi ở vĩnh cữu nằm ở ngoài bầu trời vật chất. Yad gatvā na nivartante tad dhāma paramaṁ mama (BG 15.6).

Thiên đường mà chúng ta sẽ tới đó được gọi là sanātana, vương quốc tinh thần vĩnh cửu. Mọi thứ chúng ta thấy ở thế giới vật chất này đều nhất thời. Nó đến thế giới này, lưu lại ít lâu, sản sinh ra sản phẩm phụ, suy yếu dần rồi tiêu tan. Quy luật thiên nhiên là như vậy dù chúng ta có lấy cơ thể này hay một loại quả trái nào đó hay bất cứ thứ gì đi chăng nữa làm ví dụ. Song, chúng ta biết rằng bên ngoài giới hạn của thế giới nhất thời này còn có một thế giới khác. Paras tasmāt tu bhāvaḥ anyaḥ (BG 8.20). Thiên nhiên của thế giới đó là sanātana — vĩnh cửu. Jīva cũng được tả là sanātana. Mamaivāṁśo jīva-bhūtaḥ jīva-loke sanātanaḥ (BG 15.7). Sanātana ý nghĩa là vĩnh cửu. Ở chương thứ mười một, Đấng Tối Cao cũng được tả là sanātana. Chúng ta gắn bó khắng khít với Đấng Tối Cao và bởi vì chúng ta có cùng một phẩm chất là sanātana-dharma hay vương quốc bầu trời. Đức Thượng Đế là sanātana và chúng sinh cũng là sanātana nên toàn bộ mục đích của Bhagavad-gītā là nhằm phục hồi sanātana-dharma của chúng ta hay công việc thực sự vĩnh cửu của chúng sinh. Tạm thời chúng ta bị lôi cuốn vào đủ loại hoạt động, nhưng chúng cũng có thể trở nên trong sạch nếu được tiến hành không vì lợi ích nhất thời mà vì Đấng Tối Cao, sarva-dharmān parityajya (BG 18.66). Đó là bản chất thật sự của cuộc sống trong sạch.