VI/Prabhupada 1077 - Đấng Tối Cao là tuyệt đối, cho nên tên của Ngài không khác với Ngài



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Śrīmad-Bhāgavatam gọi là "bhāṣyo 'yaṁ brahma-sūtrāṇām". Lúc đó ngài soạn chú giải tự nhiên cho Vedānta-sūtra gọi là Śrīmad-Bhāgavatam. Chúng ta cần làm sao... tad-bhāva-bhāvitaḥ, sadā, sadā tad-bhāva-bhāvitaḥ (BG 8.6), để việc đọc các tác phẩm Veda này... liên tục choán hết tâm trí của mình. Các nhà duy vật dành hết tâm trí của mình vào việc đọc sách báo, tạp chí và nhiều tác phẩm duy vật khác, còn đối tượng đọc của chúng ta phải là các tác phẩm mà Vyāsadeva để lại cho chúng ta; chỉ có như thế chúng ta mới có thể nhớ tới Đấng Tối Cao ở phút lìa đời. Đó là cách duy nhất mà Đấng Tối Cao chỉ ra cho chúng ta. Nāsty atra saṁśayaḥ (BG 8.5). Đó là điều hoàn toàn chắc chắn. Thượng Đế phán bảo: "Tasmāt sarveṣu kāleṣu mām anusmara yudhya ca" (BG 8.7). Ngài khuyên Arjuna rằng: "Mām anusmara yudhya ca." Ngài chẳng khuyên Arjuna chỉ đơn thuần nghĩ đến Ngài và chối bỏ việc làm tròn bổn phận. Không: Đức Chí Tôn không bao giờ đề nghị chúng ta làm điều bất khả thi. Sống ở thế giới vật chất này, con người phải làm việc để duy trì linh hồn trong thể xác. Xã hội loài người được chia thành bốn đẳng cấp là: brāhmaṇa, kṣatriya, vaiśya, śūdra; thể theo loại hình hoạt động của họ. Hoạt động của các vị brāhmaṇa hay của tầng lớp trí thức khác với hoạt động của kṣatriya hay tầng lớp quản lý hành chính, còn tầng lớp doanh thương và những người làm công cũng có bổn phận nhất định của mình. Trong xã hội loài người, dù là công nhân, thương gia, nhà quản lý hay trại chủ, thậm chí thuộc đẳng cấp cao nhất đi chăng nữa thì ai cũng phải lao động để duy trì sự sinh tồn của mình. Vì thế cho nên Đức Chí Tôn mới bảo rằng: "Chàng không cần từ bỏ công việc của mình, nhưng khi tiến hành nó, chàng cần nhớ tới Kṛṣṇa." Mām anusmara (BG 8.7). Nếu chẳng học được cách nhớ tới Kṛṣṇa khi tiến hành đấu tranh sinh tồn thì khi chết, con người không thể nhớ được tới Ngài. Đức Caitanya cũng khuyên chúng ta chính điều đó: "Kīrtanīyaḥ sadā hariḥ" (CC Adi 17.31). Kīrtanīyaḥ sadā. Cần học cách liên tục tụng niệm những thánh danh của Đấng Tối Cao. Những thánh danh của Đấng Tối Cao và chính Đấng Tối Cao chẳng có gì khác nhau. Do đó, khi Đức Chí Tôn Kṛṣṇa ra lệnh cho Arjuna, mām anusmara (BG 8.7): "Hãy nhớ đến Ta", còn Đức Caitanya thì kêu gọi chúng ta: "Hãy liên tục tụng niệm những thánh danh của Đức Chí Tôn Kṛṣṇa". Vì vậy Kṛṣṇa phán bảo "Hãy nhớ đến Ta", còn Đức Caitanya phán "Hãy liên tục tụng niêm những thánh danh của Kṛṣṇa", cả hai Ngài đều đưa ra lời chỉ giáo như nhau. Không có sự khác nhau giữa hai lời giáo huấn này vì tên của Kṛṣṇa không khác với Kṛṣṇa. Ở cấp độ siêu tuyệt thì không có sự khác biệt giữa đối tượng và tên gọi của nó. Do đó, chúng ta cần luyện cách luôn nhớ tới Đức Chí Tôn suốt hai mươi tư giờ trong ngày bằng việc tụng niệm những thánh danh của Ngài (tasmāt sarveṣu kāleṣu, BG 8.7) và sắp xếp cuộc sống cùng hoạt động của mình sao để lúc nào chúng ta cũng có thể nhớ tới Ngài. Làm thể nào để đạt được điều đó? Các vị ācārya nêu ra ví dụ sau. Khi người phụ nữ có chồng đem lòng yêu một người đàn ông khác hay người đàn ông có vợ yêu một phụ nữ khác, tình yêu của họ vô cùng mãnh liệt. Điều đó gọi là "parakīya-rasa". Người đó luôn nghĩ tới người yêu của mình. Người phụ nữ có chồng dành hết ý nghĩ của mình cho tình nhân, kể cả khi làm việc nhà cô ta cũng luôn tơ tưởng tới cuộc hẹn hò với anh ta. Trên thục tế, thậm chí cô ta làm việc nhà cẩn thận hơn trước để chồng khỏi sinh nghi cô ta ngoại tình. Tương tự như vậy, chúng ta cần luôn nhớ tới người yêu dấu tối cao, Śrī Kṛṣṇa và đồng thời tạn tâm làm tròn bổn phận của mình ở cuộc sống vật chất này. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có tình yêu mãnh liệt với Đấng Tối Cao.