VI/Prabhupada 0215 - Đọc, sau đó sẽ hiểu



Interview with Newsweek -- July 14, 1976, New York

Người phỏng vấn: Thầy có thể kể gì về nguồn gốc, lúc còn trẻ, những gì thầy đã làm, và...

Prabhupāda: Vì sao ta cần kể cô?

Người phỏng vấn: Xin lỗi?

Prabhupāda: Vì sao ta cần kể cô?

Người phỏng vấn: Nếu thầy muốn.

Prabhupāda: Vì sao ta muốn?

Người phỏng vấn: Vậy, phóng viên phải đặt những câu hỏi đó. Nếu không cô sẽ ra khỏi việc làm.

Hari-śauri: Thầy Prabhupāda mong rằng cô sẽ hỏi những gì thích hợp với điều này...

Rāmeśvara: Người ta muốn biết thầy, Śrīla Prabhupāda. Và khi họ quan tâm đến thầy, họ sẽ tự động chú ý đến quyển sách của thầy. Họ rất mong muốn biết về tác giả của các quyển sách chúng ta bán.

Prabhupāda: Những quyển sách, quyển sách... Chúng ta sẽ nói về quyển sách đó. Điều đó có phụ thuộc vào những gì tác giả đã làm trước đây không?

Người phỏng vấn: Thầy là tác giả của rất nhiều sách, theo cô hiểu.

Prabhupāda: Vâng. Những bản dịch, những cuốn sách đó sẽ giải thích làm sao ta phiên dịch.

Người phỏng vấn: Ừm, hmm. Cô đang tự hỏi...

Prabhupāda: Hãy cô đọc sách, sau đó cô sẽ hiểu. Thay vì hỏi thầy, cô nên đọc quyển sách. Đó là sự hiểu biết thực tế.

Người phỏng vấn: Ta đang tự hỏi làm sao thầy tham gia vào hoặc hứng thú về điều đó, và con đường đến ý thức của thầy nhìn ra sao.

Rāmeśvara: Anh hiểu rồi. Cô ta hỏi về mối quan hệ giữa thầy và vị Guru Mahārāja, làm sao thầy trở thành soi dẫn và bắt đầu phong trào cho Ý thức Kṛṣṇa, rồi viết quá nhiều sách.

Prabhupāda: Điều đó con trả lời cũng được. Chẳng quan trọng cho quần chúng.

Rāmeśvara: Con nghĩ là quần chúng thích biết về người nào đứng đằng sau một phong trào.

Khách nữ: Vâng, điều đó có thể giúp. Người ta quan tâm. Người ta quan tâm đến sự phát triển về con người như thầy, vì họ có thể thuật lại. Bằng cách này họ sẽ quyết định đọc những gì thầy đã viết.

Prabhupāda: Trước tiên, nếu họ quan tâm đến quyển sách của mình, họ sẽ đọc. Sau đó, họ sẽ hiểu.

Người phỏng vấn: Hiểu về thầy?

Prabhupāda: Vâng.

Người phỏng vấn: Ý thầy là thế à?

Prabhupāda: Vâng.

Người phỏng vấn: Có phải ý thầy là thế?

Prabhupāda: Chúng ta nhận ra một đàn ông khi anh ta nói chuyện. Khi anh ta nói chuyện. Tāvac ca śobhate mūrkho yāvat kiñcin na bhāṣate: "Chừng nào một kẻ ngu ngốc không nói chuyện, nó là tuyệt vời." Khi nó bắt đầu nói chuyện, chúng ta sẽ biết nó như thế nào. Như vậy, lời nói của ta ở trong quyển sách đó. Nếu quý vị thông minh, thì quý vị sẽ hiểu. Không cần hỏi gì cả. Nói chuyện... Giống như trong tòa án. Một luật sư tốt sẽ nhận ra lúc anh ta nói chuyện. Mặt khác, mọi người làm luật sư tốt. Nhưng nếu anh ta nói trong tòa án, chúng ta sẽ nhận ra dù anh ta làm luật sư tốt hay không. Như vậy, quý vị cần nghe. Quý vị cần đọc. Sau đó, quý vị sẽ hiểu. Sự hiểu biết thực tế có ỏ đây.