VI/Prabhupada 1079 - Bhagavad-gita là một tác phẩm siêu tuyệt và cần đọc Thiên Kinh này một cách hết sức kỹ lưỡng

Revision as of 08:02, 28 April 2018 by LindaDo (talk | contribs) (Created page with "<!-- BEGIN CATEGORY LIST --> Category:1080 Vietnamese Pages with Videos Category:Prabhupada 1079 - in all Languages Category:VI-Quotes - 1966 Category:VI-Quotes...")
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)


660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Quá trình nghe người đã tự chứng ngộ trình bầy Bhagavad-gītā hay Śrīmad-Bhāgavatam sẽ hướng ý nghĩ của chúng ta tới Đấng Tối Cao. Kết quả là, anta-kāle, chúng ta có thể nhớ tới Đấng Tối Cao và sau khi trút bỏ thân xác hiện thời, chúng ta sẽ nhận cơ thể tinh thần thích hợp để bầu bạn với Đấng Tối Cao. Tiếp theo, Đức Chí Tôn phán:

abhyāsa-yoga-yuktena
cetasā nānya-gāminā
paramaṁ puruṣaṁ divyaṁ
yāti pārthānucintayan
(BG 8.8)

Anucintayan, phương pháp này hoàn toàn chẳng khó, song cần học nó từ người đã nắm vững nó. Tad vijñānārthaṁ sa gurum evābhigacchet (MU 1.2.12): chúng ta cần tìm đến người đã từng kinh qua phương pháp này. Abhyāsa-yoga-yuktena. Điều này gọi là "abhyāsa-yoga", thực hành. Abhyāsa... làm thế nào luôn luôn nghĩ tới Đấng Tối Cao. Cetasā nānya-gāminā. Tâm trí chúng ta thường mông lung khi ở đây, khi ở đó, nhưng chúng ta phải học cách luôn tập trung nó vào hình hài Đấng Tối Cao, Śrī Kṛṣṇa hay vào thanh âm thánh danh của Ngài. Trí tuệ vốn bất an và bất định, nhưng khi chìm trong chấn động âm thanh của Kṛṣṇa, nó có thể tìm thấy sự bình yên mong đọi. Điều này cũng là abhyāsa-yoga. Cetasā nānya-gāminā paramaṁ puruṣaṁ divyaṁ. Vì thế cho nên con người cần nhập định về paramaṁ puruṣa, Đức Thượng Đế Tối Cao ở vương quốc tinh thần, ở bầu trời tinh thần và khi ấy, anh ta sẽ đến được với Ngài, anucintayan. Những cách thức và phương pháp cho phép đạt cấp độ tự nhận thức tột bậc, đạt mục đích tuyệt đỉnh được chỉ rõ trong Bhagavad-gītā và cánh cửa của tri thức này đang rộng mở trước mặt tất cả mọi người. Ai cũng có thể vào đó. Thành viên của mọi đẳng cấp đều có thể xích lại gần Đức Chí Tôn nhờ việc nghĩ đến Ngài, bởi vì nghe và nghĩ tới Ngài là việc có thể làm được đối với mỗi người. Sau đó, Đức Chí Tôn phán:

māṁ hi pārtha vyapāśritya
ye 'pi syuḥ pāpa-yonayaḥ
striyo vaiśyās tathā śūdrās
te 'pi yānti parāṁ gatim
(BG 9.32)
kiṁ punar brāhmaṇāḥ puṇyā
bhaktā rājarṣayas tathā
anityam asukhaṁ lokam
imaṁ prāpya bhajasva mām
(BG 9.33)

Ở đây Đức Chí Tôn phán rằng kể cả người buôn bán, đàn bà sa ngã, người làm công hay kẻ tiện dân đều có thể đạt tới Đấng Tối Cao. Điều đó không đòi hỏi hỏi con người phải có trí tuệ phát triển cao. Đấng Tối Cao phán: "Māṁ hi pārtha vyapāśritya ye 'pi syuḥ" (BG 9.32). Vấn đề là ở chỗ bất kỳ ai tuân thủ các nguyên tắc bhakti-yoga và công nhận Đấng Tối Cao là summum bonum, mục đích cao quý nhất và mục đích tột đỉnh của cuộc đời – māṁ hi pārtha vyapāśritya ye 'pi syuḥ, te 'pi yānti parāṁ gatim – người đó cô thể đến với Đấng Tối Cao trong bầu trời tinh thần. Chỉ tập luyện phương pháp này. Nếu tuân thủ các nguyên tắc được trình bầy trong Bhagavad-gītā, con người có thể làm đời mình trở nên toàn thiện và vĩnh viễn trút bỏ được gánh nặng những vấn đề khó khăn của cuộc sống vật chất. Đó là ý nghĩa và bản chất của toàn bộ Bhagavad-gītā. Để kết luận, cần lưu ý rằng Bhagavad-gītā là một tác phẩm siêu tuyệt và cần đọc Thiên Kinh này một cách hết sức kỹ lưỡng. Gītā-śāstram idaṁ puṇyaṁ yaḥ paṭhet prayataḥ pumān: nếu kiên định tuân theo những lời răn dạy của Bhagavad-gītā thì con người có thể thoát khỏi mọi khổ đau và bất an của cuộc sống. Bhaya-śokādi-varjitaḥ (Gītā-māhātmya 1). Anh ta sẽ thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi đang rượt đuổi anh ta ở kiếp này, còn kiếp sau của anh ta sẽ là cuộc sống tinh thần.

gītādhyāyana-śīlasya
prāṇāyama-parasya ca
naiva santi hi pāpāni
pūrva-janma-kṛtāni ca
(Gītā-māhātmya 2)

Nếu con người đọc Bhagavad-gītā một cách chân thành và hoàn toàn nghiêm túc thì nhờ ân huệ của Đấng Tối Cao, anh ta sẽ thoát khỏi nghiệp báo của mọi việc làm tội lỗi trước kia của mình.