VI/Prabhupada 0107 - Đừng nhận thân thể vật chất nữa



Lecture on BG 4.17 -- Bombay, April 6, 1974

Không quan trọng dù đó là thân thể giàu hay thân thể nghèo. Tất cả mọi người phải chịu tình trạng khốn khổ của cuộc sống gấp ba. Khi bệnh thương hàn đến, nó chẳng phân biệt rằng "Ở đây là một thân thể giàu. Ta sẽ giảm đau." Không. Khi ai bị bệnh thương hàn, dù thân thể giàu có hay thân thể nghèo, người ấy cũng phải chịu sự đau đớn như nhau. Lúc ở trong bụng mẹ chúng ta cũng phải chịu sự đau đớn như nhau, dù chúng ở trong bụng nữ hoàng hay trong bụng người vợ của ông chữa giày. Điều này... Nhưng họ chẳng biết. Janma-mṛtyu-jarā. Có rất nhiều sự đau khổ trong quá trình sự sinh đẻ, giống như trong quá trình sinh đẻ, chết, và tuổi già. Hoặc người giàu có hoặc người nghèo – chúng ta phải chịu rất nhiều sự bệnh tật trong cuộc sống.

Tương tự như vậy, janma-mṛtyu-jarā-vyādhi (BG 13.9). Jarā, vyādhi, và mṛtyu. Chúng ta không có ý thức về tình thế đau khổ của thân thể vật chất này. Trong śāstra có nói rằng, "Đừng nhận thân thể vật chất nữa." Na sādhu manye, "Điều này không tốt người ấy liên tục nhận thân xác vật chất này." Na sādhu manye yata ātmanaḥ. Ātmanaḥ nghĩa là linh hồn bị nhốt vào thân xác vật chất này. Yata ātmano 'yam asann api. Mặc dù tạm thời, ta có thân thể này. Kleśada āsa dehaḥ.

Như vậy, nếu chúng ta muốn ngừng lại tình trạng khốn khổ về nhận thân thể vật chất khác, chúng ta phải biết karma là gì, vikarma là gì. Đó là lời đề nghị của Kṛṣṇa. Karmaṇo hy api boddhavyaṁ boddhavyaṁ ca vikarmaṇaḥ. Akarmaṇaś ca boddhavyam. Akarmaṇa nghĩa là không có phản tác dụng. Phản tác dụng. Karma, lúc chúng ta làm việc tốt, chúng ta sẽ nhận kết quả tốt. Ở đây có thân thể đẹp, nền học vấn cao, gia đình hạnh phúc, tiền tài nhiều. Đây cũng là tốt, hay đúng hơn chúng ta đón nhận đó là điều tốt. Chúng ta chỉ muốn đi về các thiên hành tinh. Nhưng họ không biết là ngay cả ở thiên hành tinh cũng có janma-mṛtyu-jarā-vyādhi.

Bởi vậy Kṛṣṇa không khuyên mỗi người nhận cơ thể ở thiên hành tinh. Ngài nói là, ā-brahma-bhuvanāl lokāḥ punar āvartino 'rjuna (BG 8.16). Ngay cả chúng ta đi về Brahmaloka, ở đó vẫn còn nhắc đi nhắc lại sinh và... Yad gatvā na nivartante tad dhāma paramaṁ mama (BG 15.6). Yad gatvā na nivartante. Nhưng chúng ta không biết ở đó có một dhāma (nơi). Nếu chúng ta có thể thăng cấp lên dhāma đó, thì na nivartante, yad gatvā na nivartante tad dhāma paramaṁ mama. Câu khác cũng nói, tyaktvā dehaṁ punar janma naiti mām eti (BG 4.9).

Người ta không biết là Kṛṣṇa, Đấng Tối Cao, có một nơi và mỗi người được đi về đó. Như vậy, làm sao mình đi được?

yānti deva-vratā devān
pitṟn yānti pitṛ-vratāḥ
bhūtāni yānti bhūtejyā
yānti mad-yājino 'pi mām
(BG 9.25)

"Những người thờ phụng Ta, hiến dâng bhakti-yoga và công việc của Ta, sẽ sống với Ta." Trong câu khác Ngài phán rằng, bhaktyā mām abhijānāti yāvān yaś cāsmi (BG 18.55).

Như vậy, nhiệm vụ của mình chỉ là hiểu Kṛṣṇa. Yajñārthe karma. Đây là akarma. Ở đây nói rằng, akarmaṇa, akarmaṇaḥ api boddhavyam, akarmaṇaś ca boddhavyam. Akarma nghĩa là không có phản tác dụng. Nếu chúng ta hành động cho lạc thú giác quan thì kết quả là... Giống như người lính giết người và nhận được một huy chương. Nhưng khi người lính đó giết một người ở nhà, nó sẽ bị treo. Nó có lẽ nói được, "Thưa ông, trên chiến trường ta giết rất nhiều người và ta nhận được một huy chương. Tại sao lúc này ông treo ta?" – "Do anh làm điều đó cho lạc thú giác quan của chính anh. Và điều kia anh làm vì chính quyền cho phép anh làm."

Bởi vậy, những karma, lúc làm việc cho sự hài lòng của Kṛṣṇa, trở nên akarma. Không có phản tác dụng. Những bất cứ việc gì mình lám cho lạc thú giác quan, chúng ta phải chịu đựng những kết quả, dù tốt hay xấu. Cho nên Kṛṣṇa phán:

karmaṇo hy api boddhavyaṁ
boddhavyaṁ ca vikarmaṇaḥ
akarmaṇaś ca boddhavyaṁ
gahanā karmaṇo gatiḥ
(BG 4.17)

Con người khó mà hiểu được sự phức tạp của hoạt động. Cho nên anh ta cần nghe theo chỉ thị của Kṛṣṇa, śāstra, hay vị thầy. Sau đó, cuộc sống của mình sẽ thành công. Cảm ơn rất nhiều. Hare Kṛṣṇa.