VI/Prabhupada 1066 - Những người kém hiểu biết cho Chân Lý Tối Cao là vô bản sắc



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Nhân vật trung tâm của tạo hóa, và sự hưởng lạc chính là Đấng Tối Cao, còn chúng sinh chỉ là người cộng tác. Nhờ sự cộng tác này mà chúng được hưởng lạc. Mối quan hệ qua lại giữa ông chủ và kẻ đầy tớ cũng vậy. Nếu ông chủ hoàn toàn hài lòng, thì kẻ tôi tớ cũng được mãn nguyện. Tương tự như vậy, Đấng Tối Cao phải được hài lòng, mặc dù khuynh hướng trở thành đấng sáng tạo và đấng tận hướng thế giới vật chất vốn có sẵn ở chúng sinh vì nó có ở Đấng Tối Cao, đấng sáng tạo ra thế giới vũ trụ thị hiện.

Do đó, chúng ta sẽ thấy trong Bhagavad-gītā một chỉnh thể trọn vẹn bao gồm đấng trị vì tối cao, các chúng sinh bị kiểm soát, thế giới vũ trụ, thời gian vĩnh hằng và karma hay nghiệp, và toàn bộ lời giải thích về tất cả những thứ đó. Tất cả những thứ đó trong sự hoàn chỉnh của mình tạo thành chỉnh thể vẹn toàn, và chỉnh thể trọn vẹn này được gọi là Chân Lý Tuyệt Đối Tối Cao. Chỉnh thể vẹn toàn và Chân Lý Tuyệt Đối toàn thiện là Đức Thượng Đế Tối Cao Śrī Kṛṣṇa. Mọi biểu hiện đều do các năng lượng khác nhau của Ngài tạo ra. Ngài là chỉnh thể toàn vẹn.

Trong Bhagavad-gītā cũng giải thích rằng Brahman vô cá tính cũng phụ thuộc vào Đấng Tối Cao toàn thiện. Brahmaṇo 'haṁ pratiṣṭhā (BG 14.27). Brahman được giải thích một cách tỉ mỉ hơn trong Brahma-sūtra như ánh sáng mặt trời. Brahman vô cá tính chính là những tia sáng tỏa ra từ Đức Thượng Đế Tối Cao, là nhận thức không trọn vẹn về chỉnh thể tuyệt đối giống như quan niệm về Paramātmā. Điều đó cũng có giải thích. Puruṣottama-yoga. Ở chương mười lăm, chúng ta sẽ biết rằng Đức Thượng Đế Tối Cao, Puruṣottama, cao hơn cả Brahman vô cá tính lẫn nhận thức cục bộ về Paramātmā.

Đức Thượng Đế Tối Cao được gọi là sac-cid-ānanda-vigrahaḥ (Bs 5.1). Brahma-saṁhitā được bắt đầu như sau: "īśvaraḥ paramaḥ kṛṣṇaḥ sac-cid-ānanda-vigrahaḥ/ anādir ādir govindaḥ sarva-kāraṇa-kāraṇam (Bs 5.1)." Govinda, Kṛṣṇa, là căn nguyên của mọi căn nguyên. Ngài là cội nguồn khởi nguyên. Vậy, Đức Thượng Đế Tối Cao là sac-cid-ānanda-vigrahaḥ. Nhận thức Brahman vô cá tính là nhận thức về phương diện "sat" của Ngài. Nhận thức Paramātmā là nhậ thức về đặc tính "cit", tri thức vĩnh cửu. Nhưng nhận thức về Đức Thượng Đế, Kṛṣṇa là sự thấu hiểu toàn bộ các phương diện siêu nghiệm là "sat", "cit" và "ānanda" trong "vigraha" hoàn chỉnh. Vigraha có nghĩa là hình dạng. Avyaktaṁ vyaktim āpannaṁ manyante mām abuddhayaḥ (BG 7.24). Những người kém hiểu biết cho Chân Lý Tối Cao là vô bản sắc, nhưng Ngài là một cả thể siêu nghiệm và điều đó được khẳng định trong tất cả các Kinh Veda. Nityo nityānāṁ cetanaś cetanānām (Kaṭha Upaniṣad 2.2.13). Bởi vì tất cả chúng ta đều là những chúng sinh riêng biệt và có tính cá thể của mình nên rút cục, Chân Lý Tuyệt Đối Tối Cao cũng là một cá thể và nhận thức về Đức Thượng Đế là nhận thức về mọi phương diện siêu nghiệm của Ngài trong hình dạng vẹn toàn của Ngài. Vigraha ý nghĩa là hình dạng. Chỉnh thể vẹn toàn không vô định hình. Nếu như Ngài vô hình tướng hay nếu Ngài kém cỏi hơn cái gì đó thì Ngài đã chẳng thể là chỉnh thể vẹn toàn. Chỉnh thể vẹn toàn phải có tất cả những gì có trong giới hạn kinh nghiệm của chúng ta và những gì nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm của chúng ta chứ không thì Ngài đã chẳng thể là vẹn toàn. Chỉnh thể vẹn toàn, Đức Thượng Đế có quyền năng vô tận. Parāsya śaktir vividhaiva śrūyate (CC Madhya 13.65, giải nghĩa). Bhagavad-gītā cũng giải thích việc Krsna thể hiện những quyền năng khác nhau của Mình ra sao. Thế giới thị hiện này hay thể giới vật chất mà chúng ta đang sống cũng tự hoàn thiện (tại vì pūrṇam idam (Śrī Īśopaniṣad, Invocation)) bởi vì theo triết học Sāṅkhya, hai mươi bốn thành tố mà vũ trụ vật chất là biểu hiện nhất thời của chúng hoàn toàn có khả năng tạo ra đầy đủ các nguồn dự trữ cần thiết đề duy trì sự tồn tại của vũ trụ này. Ở đây chẳng có cái gì từ bên ngoài, cũng như chẳng thiếu gì cả. Biểu hiện này được năng lượng của chỉnh thể tối cao ấn định thời gian và khi thời gian đó trôi qua thì những biểu hiện nhất thời này sẽ bị hủy diệt phù thiện của chỉnh thể vẹn toàn.