VI/Prabhupada 1060 - Khi nào chúng ta không tiếp nhận Bhagavad-gita với tinh thầnh khiêm nhường này



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Sarvam etad ṛtaṁ manye (BG 10.14). "Tôi tiếp thu tất cả lời Người như chân lý. Hiểu được Đấng Tối Cao là điều vô cùng khó, và điều đó nó là khó thậm chí đối với cả các vị á thần vĩ đại." Điều đó có nghĩa là kể cả những nhân vật tài giỏi hơn con người cũng không thể hiểu được Ngài. Vậy thì làm sao con người có thể hiểu được Śrī Kṛṣṇa khi chằng trở thành tín đồ của Ngài?

Bởi vậy người đọc Bhagavad-gītā phải ở trạng thái khiêm nhường. Không được nghĩ rằng anh ta ngang hàng với Thượng Đế, cũng như không được coi Kṛṣṇa là người phàm trần hay thậm chỉ là người cực kỳ vĩ đại. Không. Đức Lord Kṛṣṇa là Đức Thượng Đế Tối Cao. Bởi vậy phù hợp với những điều khẳng định của Bhagavad-gītā hay của Arjuna, người cố gắng tìm hiểu Bhagavad-gītā, chúng ta cần tiếp nhận Śrī Kṛṣṇa là Đức Thượng Đế Tối Cao, dù chỉ là về mặt lý luận và chỉ với tinh thầnh khiêm nhường này, chúng ta mới có thể hiểu được Bhagavad-gītā.

Khó mà hiểu được bí ẩn vĩ đại của Bhagavad-gītā nếu không đọc tác phẩm này với lòng phục thuận. Vậy Bhagavad-gītā là gì? Mục dích của Thánh điển này là cứu vớt nhân loại khỏi ngu muội của sự tồn tại vật chất. Người nào cũng thường xuyên vấp phải vô vàn khó khăn, như Arjuna đã lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi phải tham chiến ở Kurukṣetra. Arjuna đã chịu quy phục Kṛṣṇa sau khi nghe Bhagavad-gītā. Không chỉ có Arjuna mà người nào trong chúng ta cũng tràn ngập những nỗi lo của cuộc sống vật chất. Asad-grahāt. Bản thân sư tồn tại của chúng ta đang diễn ra trong tình trạng không tồn tại. Thực ra, chúng ta không có định mệnh thôi tồn tại. Sự tồn tại của chúng ta là vĩnh cửu. Nhưng bằng cách nào đó chúng ta bị hãm vào "asat". Asat có nghĩa là "cái không có".

Trong muôn vàn người khốn khổ chỉ có một số ít người thực sự đặt câu hỏi về tình thế của mình, hòi xem họ là ai và vì sao cuộc sống của họ lại đầy khó khăn và v.v... Nếu con người chẳng thức tinh, chẳng đặt câu hỏi: "Vì sao tôi phải chịu khổ đau và tôi muốn thoát khỏi những nỗi khổ đau ấy", thì hoàn toàn chẳng nên coi anh ta là con người. Kiếp người được bắt đầu khi những câu hỏi như vậy bừng tỉnh trong tâm trí anh ta. Trong Brahma-sūtra điều đó được gọi là brahma-jijñāsā. Athāto brahma jijñāsā. Bất kỳ hoạt động nào của con người cũng bị coi là vô nghĩa nếu anh ta không đặt câu hỏi về bản chất của Đấng Tuyệt Đối. Bởi thế nên những người bắt dầu hỏi mình: "Tôi từ đâu đến, vì sao tôi đau khổ, tôi sẽ đi về đâu sau khi tôi chết", Những người đó có thể hiểu được Bhagavad-gītā. Śraddhāvān. Môn đệ thành tâm cũng phải có niềm tin sắt đá vào Đức Thượng Đế Tối Cao. Arjuna là một môn đệ như thế.