VI/Prabhupada 1072 - Rời bỏ thế giới vật chất và bắt đầu cuộc sống hạnh phúc thực sự ở thế giới tinh thần

Revision as of 23:39, 1 October 2020 by Elad (talk | contribs) (Text replacement - "(<!-- (BEGIN|END) NAVIGATION (.*?) -->\s*){2,}" to "<!-- $2 NAVIGATION $3 -->")
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)


660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Để xua tan mọi lời bịa đặt, Ngài giáng thế và hiện nguyên chân thân Śyāmasundara-rūpa của Mình. Tiếc rằng những kẻ thiển cận lại nhạo báng Ngài, avajānanti māṁ mūḍhā (BG 9.11), bởi lẽ Ngài giáng sinh như một người trong số chúng ta và cùng chơi đùa với chúng ta như một người phàm trần. Nhưng đó không phải là cơ sở để chúng ta có thể coi Đấng Tối Cao là một người trong số chúng ta. Nhờ vào quyền lực tuyệt đối của Mình, Ngài có thể cho chúng ta thấy rõ chân thân của Ngài và bầy những trò chơi giống hệt những trò giải trí mà Ngài tiêu khiển ở vương quốc của Ngài. Trong brahma-jyotir cũng có rất nhiều hành tinh. Trong ánh hào quang rực rỡ của bầu trời tinh thần có muôn vàn hành tinh lơ lửng. Ánh sáng brahma-jyotir tỏa ra từ nơi ở tối cao Kṛṣṇaloka, ānanda-cinmaya-rasa-pratibhāvitābhis (BS 5.37). Còn những hành tinh phi vật chất ānanda-maya và cin-maya thì lơ lửng trong hào quang này. Đức Thượng Đế phán:

na tad bhāsayate sūryo
na śaśāṅko na pāvakaḥ
yad gatvā na nivartante
tad dhāma paramaṁ mama
(BG 15.6)

Người nào tới được bầu trời tinh thần, người đó sẽ không phải trở lại thế giới vật chất nữa. Ở thế giới vật chất, cho dù là chúng ta tới được hành tinh cao nhất, gọi là Brahmaloka, đi chăng nữa thì chúng ta vẫn sẽ thấy cũng những điều kiện sống là sinh, tử, bệnh, lão chứ nói chi tới mặt trăng. Chẳng có hành tinh vật chất nào thoát khỏi bốn nguyên tắc của sự tồn tại vật chất. Cho nên Đấng Tối Cao phán trong Bhagavad-gītā: ābrahma-bhuvanāl lokāḥ punar āvartino 'rjuna (BG 8.16). Các chúng sinh phiêu bạt từ hành tinh này sang hành tinh khác, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể tới bất kỳ hành tinh nào chúng ta muốn nhờ vào sự giúp đỡ của các phương tiện máy móc. Cần phải trải qua một quá trình nhất định thì mới có thể tới được các hành tinh khác. Yānti deva-vratā devān pitṟn yānti pitṛ-vratāḥ (BG 9.25). Nếu chúng ta muốn thực hiện cuộc du ngoại tới các hành tinh thì không nhất thiết phải dùng đến thiết bị máy móc. Bhagavad-gītā có dạy: yānti deva-vratā devān. Mặt trăng, mặt trời và các hành tinh cao hơn Bhūloka được gọi là Svargaloka. Bhūloka, Bhuvarloka, Svargaloka. Có ba bậc hành tinh là hệ hành tinh bậc cao, bậc trung và bậc thấp. Trái đất nằm ở hệ hành tinh bậc trung gian. Bhagavad-gītā bảo cho chúng ta biết phương thức vô cùng đơn giản để có thể được hệ hành tinh bậc cao, Devaloka: Yānti deva-vratā devān. Yānti deva-vratā devān. Deva-vratā, chỉ cần thờ phụng một vị á thần nhất định của một hành tinh nhất định là có thể tới được mặt trăng, mặt trời hay bất kỳ hành tinh nào trong hệ thống hành tinh cao hơn. Thế nhưng Bhagavad-gītā không khuyên chúng ta tới bất cứ hành tinh nào ở thế giới vật chất, bởi vì kể cả khi chúng ta tới được hành tinh cao nhất là Brahmaloka nhờ vào thiết bị máy móc và có thể là phải du hành trong bốn mươi nghìn năm – ai có thể sống lâu đến thế – thì chúng ta cũng sẽ thấy ở đó những nỗi phiền não sinh, tử, bệnh, lão của thế giới vật chất. Còn người muốn tới hành tinh cao nhất là Kṛṣṇaloka hay bất cứ hành tinh nào khác của thế giới tinh thần, Bhagavad-gītā cũng phán: yānti deva-vratā devān pitṟn yānti pitṛ-vratāḥ (BG 9.25), thì sẽ không gặp những nỗi khổ đau vật chất này. Hành tinh cao nhất là Kṛṣṇaloka. Trong bầu trời tinh thần có rất nhiều hành tinh, gọi là "thế giới sanātana", có nghĩa là thế giới này là vĩnh cửu. Trong số tất cả các hành tinh của thế giới tinh thần có một hành tinh cao nhất gọi là Goloka Vṛndāvana là nơi ở khởi thủy của Đức Thượng Đế Tối Cao. Tất cả những thông tin này đều được nêu trong Bhagavad-gītā và qua những lời chỉ giáo của Bhagavad-gītā, chúng ta sẽ biết cách rời bỏ thế giới vật chất và bắt đầu cuộc sống hạnh phúc thực sự ở thế giới tinh thần.