VI/Prabhupada 1074 - Mọi nỗi khổ đau mà chúng ta phải chịu ở thế giới vật chất này - Là do thân xác gây ra



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Bhagavad-gītā còn nói:

avyakto 'kṣara ity uktas
tam āhuḥ paramāṁ gatim
yaṁ prāpya na nivartante
tad dhāma paramaṁ mama
(BG 8.21)

Avyakta nghĩa là không biểu hiện. Thậm chí cả thế giới vật chất cũng không thị hiện hoàn toàn trước chúng ta. Các giác quan của chúng ta kém cỏi tới mức thậm chí chúng ta chẳng thể thấy được các ngôi sao và các hành tinh ở vũ trụ vật chất này. Từ Kinh sách Veda, chúng ta có thể thu được vô cùng nhiều thông tin về mọi hành tinh và chúng ta có quyền tin hoặc không tin những thông tin này. Kinh sách Veda, đặc biệt là Śrīmad-Bhāgavatam mô tả tất cả các hành tinh chính, còn thế giới tinh thần nằm ngoài bầu trời vật chất này, paras tasmāt tu bhāvo 'nyo (BG 8.20), thì được tả là "avyakta", thế giới không thị hiện, paramāṁ gatim. Cần thiết tha mong ước được vào vương quốc tối cao này bởi vì khi tới được đó, yaṁ prāpya, con người sẽ không phải quay trở lại thế giới vật chất này nữa, na nivartante. Ở vương quốc vĩnh cửu của Đức Thượng Đế, chúng ta sẽ không cần quay trở lại... (ngừng) Tiếp theo, có thể dặt câu hỏi là làm thế nào để tới được nơi ở đó của Đấng Tối Cao. Hướng dẫn ấy được nêu trong Bhagavad-gītā, chương tám, câu năm, sáu, bảy, tám. Ở chương tám nói như sau:

anta-kāle ca mām eva
smaran muktvā kalevaram
yaḥ prayāti sa mad-bhāvaṁ
yāti nāsty atra saṁśayaḥ
(BG 8.5)

Anta-kāle, ở thời khắc lìa đời. Anta-kāle ca mām eva. Người nào nghĩ tới Kṛṣṇa, smaran, người đó sẽ tới được với Kṛṣṇa. Ai cũng cần nhớ tới hình ảnh của Kṛṣṇa; nếu con người nhớ tới hình ảnh này khi lìa đời, anh ta sẽ tới được vương quốc tinh thần ngay tức thì, mad-bhāvam. Bhāvam nghĩa là thiên nhiên tinh thần. Yaḥ prayāti sa mad-bhāvaṁ yāti. Mad-bhāvam chỉ bản chất vô thượng của Đấng Tối Cao. Đấng Tối Cao là "sac-cid-ānanda-vigraha" (Bs 5.1) tức là hình dáng của Ngài vĩnh cửu (sat), ngập tràn hiểu biết (cit) và phúc lạc (ānanda). Cái cơ thể hiện thời của chúng ta không phải là "sac-cid-ānanda". Nó không phải là "sat" mà là "asat". Antavanta ime dehā (BG 2.18), Bhagavad-gītā giải thích cơ thể này là "antavat". Nó không vĩnh cửu, sat; nó là nhất thời, asat. Nó không phải là ngập ngàn trí huệ, cit; mà là ngập tràn vô minh. Chúng ta không có chút trí thức gì về vương quốc tinh thần, thậm chí thế giới vật chất này cũng có biết bao nhiêu điều chúng ta không biết. Thân xác này của chúng ta cũng là nirānanda; đáng lẽ là ngập tràn hạnh phúc thì nó tràn đầy khổ đau. Mọi nỗi khổ đau mà chúng ta phải chịu ở thế giới vật chất này là do thân xác gây ra.